TIỀM NĂNG ĐẦU TƯ BĐS CHƠN THÀNH – BÌNH PHƯỚC

Bình Phước là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, sở hữu vị trí đắc địa và là cửa ngõ, cầu nối vào các trung tâm kinh tế động lực, như Bình Dương, TP. HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Với các trục hành lang chiến lược, như: quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, Bình Phước còn là đầu mối giao thông kết nối các tỉnh Đông Nam bộ với Tây Nguyên và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Một lợi thế khác là tỉnh đang sở hữu quỹ đất lớn, độ phì nhiêu cao, thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp.

Tiềm năng BĐS Bình Phước – Chơn Thành

Về hạ tầng giao thông, Bình Phước có kế hoạch lập Dự án sân bay lưỡng dụng Técníc Hớn Quản diện tích 400 – 500 ha kết hợp giữa phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng – an ninh. Ngoài ra, tỉnh cũng đã có kế hoạch đầu tư một loạt dự án hạ tầng giao thông lớn, như đường cao tốc TP.HCM – Chơn Thành – Ðắk Nông, đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh; khởi công tuyến đường gần 1.000 tỉ đồng nối Quốc lộ 13 với cửa khẩu Hoa Lư; xây dựng, nâng cấp tuyến đường ÐT 753 kết nối Bình Phước với sân bay Long Thành…

 

Hạ tầng giao thông hoàn thiện cùng quỹ đất công nghiệp dồi dào sẽ là nguồn động lực lớn giúp Bình Phước đưa nền kinh tế công nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn… Kéo theo đó là tiềm năng bứt phá của thị trường bất động sản.

Trong khi đó, Chơn Thành thuộc vùng đất cửa ngõ phía Nam Bình Phước, điểm giao nhau giữa hai tuyến quốc lộ: Quốc lộ 13 đi qua trung tâm huyện từ Bắc xuống Nam về TP.HCM, cửa ngõ giao thương với nước bạn Campuchia; quốc lộ 14 nối liền các tỉnh Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh – Campuchia đi qua huyện Chơn Thành là một phần của tuyến đường sắt Xuyên Á sẽ kết nối các khu vực Asean.

Giáp ranh với Bình Dương, cách trung tâm TP.HCM 85km, có thể nói Chơn Thành hội tụ nhiều điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, đô thị. Định hướng trong giai đoạn 2020 – 2025, Chơn Thành sẽ là đô thị loại III theo Quyết định số 2076/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khi đó, toàn bộ huyện Chơn Thành sẽ được nâng cấp thành Thị xã.

Nếu Bình Phước có 14 khu công nghiệp (KCN) và 1 khu kinh tế cửa khẩu, tổng diện tích đất công nghiệp 4.686 ha thì trong đó, Chơn Thành đã chiếm hơn 67% diện tích với 3.136ha, gồm KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (392 ha), KCN SIKYCO Nhật Bản (655 ha), KCN Minh Hưng III (291,52ha), KCN Chơn Thành I (153,49 ha), KCN Chơn Thành II (84,7 ha), KCN Becamex – Bình Phước (2.400 ha), KCN Minh Hưng giai đoạn 2 sẽ mở rộng thêm 577,53 ha.

Theo đồ án quy hoạch chung đô thị Chơn Thành đến năm 2040, dự kiến đến năm 2030, lượng lao động phục vụ cho các KCN trên địa bàn huyện đạt khoảng 50.000 lao động, trong đó hơn 60% là công nhân nhập cư. Từ đó thể thấy, Chơn Thành là “vùng đất lành” thu hút hàng chục ngàn lao động tìm đến an cư lạc nghiệp bởi nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, với hệ thống hạ tầng, dịch vụ an sinh xã hội được chú trọng và nâng cấp.

Dự án Khu đô thị Phúc Hưng Golden là tổ hợp đất nền, nhà liền kề có tổng quy mô 52ha do Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Hoàng Cát làm chủ đầu tư. Dự án tọa lạc ngay mặt tiền đại lộ Minh Hưng – giao điểm của các khu công nghiệp lớn khu vực Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Khu dân cư Phúc Hưng Golden ra đời với mục tiêu kiến tạo một chốn an cư chất lượng cho các chuyên gia, cán bộ công nhân viên đang sinh sống và làm việc tại khu vực tiềm năng này.

Tìm hiểu thêm thông tin dự án tại đây: Phúc Hưng Golden

    ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ ƯU ĐÃI MỚI NHẤT

    Để nhận được thông tin chính xác, nhanh nhất. Anh/Chị vui lòng nhập đầy đủ, chính xác thông tin liên hệ. Nhân viên tư vấn sẽ liên hệ lại ngay!





    Bình luận

    Zalo
    Messenger
    Hotline
    Tư vấn
    0934 151 968